Chính sách và lý tưởng Phong_trào_không_liên_kết

Tổng thư ký Phong trào không liên kết bao gồm nhiều nhân vật như Suharto, một nhà độc tài chống cộng sản, và Nelson Mandela, người dân chủ xã hội và là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid nổi tiếng. Bao gồm nhiều chính phủ với lý tưởng khác nhau rất nhiều, Phong trào không biên giới thống nhất được các thành viên vì sự gắn kết của nó với hòa bình và an ninh thế giới. Tại hội nghị lần thứ 7 tại New Delhi tháng 3 năm 1983, phong trào đã tự mô tả mình là "phong trào hòa bình lớn nhất trong lịch sử"[4]. Phong trào cũng nhấn mạnh việc giải trừ quân bị. Sự theo đuổi hòa bình của Phong trào không liên kết có từ khi được thành lập chính thức năm 1961. Cuộc gặp Brioni giữa những người đứng đầu chính phủ Ấn Độ, Ai CậpNam Tư năm 1956 đã thừa nhận rằng tồn tại một mối liên kết sống còn giữa cuộc đấu tranh vì hòa bình và nỗ lực giải trừ quân bị[4].

Phong trào không liên kết tin tưởng vào các chính sách và thực tiễn hợp tác, đặc biệt là những gì đa phương và cùng có lợi cho những bên liên quan. Nhiều thành viên của Phong trào cũng là thành viên của Liên Hiệp Quốc và cả hai tổ chức này đều tuyên bố các chính sách hợp tác hợp tác hòa bình, tuy những thành công mà Phong trào này có được trong các thỏa thuận đa phương dường như bị các nước phát triển lớn hơn ở phương Tây đang thống trị Liên Hiệp Quốc bỏ qua[5]. Sự lo ngại của châu Phi về chủ nghĩa apartheid được liên kết với những lo ngại của Ả Rập-châu Á về Palestine[5] và sự thành công của sự hợp tác đa phương tại các khu vực này là một dấu ấn thành công của Phong trào không liên kết. Phong trào cũng đóng một vai trò quan trọng trong các mâu thuẫn về lý tưởng khác nhau trong khi tồn tại, trong đó có việc phản đối kịch liệt các chế độ apartheid và sự hỗ trợ cho phong trào giải phóng tại nhiều nơi như ZimbabweNam Phi. Sự hỗ trợ những loại phong trào như thế này xuất phát từ niềm tin rằng mọi quốc gia đều có quyền đặt nền tảng chính sách và thực hành theo quyền lợi của quốc gia chứ không phải là kết quả có được từ mối liên hệ với một khối cường quốc cụ thể nào[2]. Phong trào không liên kết đã trở thành tiếng nói hỗ trợ cho các vấn đề mà quốc gia đang phát triển gặp phải và vẫn chứa đựng những lý tưởng phù hợp với bối cảnh này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_không_liên_kết http://english.peopledaily.com.cn/200609/16/eng200... http://www.cubanoal.cu/ http://www.cubanoal.cu/ingles/index.html http://lanic.utexas.edu/la/cb/cuba/castro/1979/197... http://www.e-nam.org.my/main.php?pg=obcou http://www.ipsterraviva.net/TV/Noal/en/default.asp http://web.archive.org/web/20071021073331/http://w... http://www.pakboi.gov.pk/I_Agreements/pakistan___n... http://news.bbc.co.uk/2/hi/2798187.stm#facts http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Khai-mac-Hoi-ngh...